-
Đăng bởi: Doctor100
-
24 May, 2023
Cơ chế tác động của con lăn DOCTOR100 trong điều trị bệnh lý cột sống
Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng thay đổi với việc con người ngày càng ít vận động, làm việc nhiều ở tư thế cúi đầu lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, làm việc nhiều trong phòng điều hòa… Đó chính là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý cột sống (nhất là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm) ngày càng tăng cao và chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm các bệnh lý cơ xương khớp.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý cột sống do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên hầu hết các phương pháp đều được thực hiện ở các cơ sở y tế, nơi bệnh nhân cần phải đi đến hàng ngày nên gây bất tiện trong việc đi lại đặc biệt đối với những người luôn bận rộn. Bởi vậy, tìm ra phương pháp điều trị giúp người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà hoặc ngay tại phòng làm việt ở cơ quan mà vẫn hiệu quả như điều trị tại viện là một mong muốn của đa số bệnh nhân và cũng là trăn trở của nhiều bác sĩ.
Từ năm 1996, Nguyễn Ngang (*) trên cơ sở nguyên lý liệu pháp tác động cột sống của Yumeiho, đã chế tạo ra con lăn DOCTOR100 và sáng tạo ra các bài tập trong đó người bệnh dùng chính trọng lượng cơ thể hoặc một phần cơ thể của bản thân để tỳ ấn lên hệ thống cơ, xương, khớp và huyệt vị để chữa các bệnh lý cột sống. Tác giả cũng đã tổng kết được một số trường hợp bệnh nhân có bệnh lý cơ xương khớp, cột sống tập với con lăn DOCTOR100 cho thấy kết quả rất khả quan. Con lăn DOCTOR100 từ buổi ban đầu chỉ đơn giản là một đoạn ống nước bằng kim loại, đến nay công ty BMG đã phát triển con lăn với nhiều phiên bản khác nhau. Hiện nay, con lăn tiêu chuẩn được làm từ gỗ nguyên khối, với thân chính được bọc một lớp silicon y tế có các núm gai để tăng cường tác động vào cơ thể.
Gần đây, công ty BMG mới ra mắt phiên bản con lăn nhiệt, được thiết kế thêm bộ tạo nhiệt trong lòng con lăn. Sau khi nạp điện, con lăn sẽ nóng lên giúp người tập có thêm tác dụng kép do tác động của nhiệt nóng mang lại.
Cơ chế tác động của con lăn DOCTOR100.
Theo Y học cổ truyền:
Hệ kinh lạc gồm kinh mạch và lạc mạch phân bổ chằng chịt khắp cơ thể bên trong vào đến tạng phủ, bên ngoài ra đến cơ và da.
Khi cơ thể lăn, day trên DOCTOR100 có tác dụng tự xoa bóp bấm huyệt trên hệ kinh lạc, giúp khí huyết lưu thông, âm dương cân bằng, tăng cường chức năng của các cơ quan phủ tạng, đẩy lùi bệnh tật, sức khỏe được gia tăng, các tổn thương và bệnh lý liên quan tới cột sống được cải thiện nhanh hơn.
Tập DOCTOR100 phần lưng, hông, chi dưới có tác dụng tự xoa bóp bấm huyệt vùng cột sống thắt lưng, tác động vào các điểm đau cột sống (các huyệt thuộc mạch Đốc trên gai đốt sống), các điểm đau cạnh sống (là các du huyệt thuộc kinh Bàng quang), các điểm đau chạy dọc đường đi của dây thần kinh hông to (các huyệt thuộc kinh Bàng quang). Tác động đồng loạt tới các huyệt quan trọng vùng lưng và liên quan, thúc đẩy công năng của can thận và các chức năng phủ tạng bao gồm : thận du, bàng quang du, đại tràng du, tam tiêu du, mệnh môn, yêu dương quan, hoa đà giáp tích.
Theo Y học hiện đại
Con lăn và các núm gai sẽ tác động lên hệ thống cơ, gân, dây chằng, mô liên kết và thậm chí lên hệ xương và khớp. Sự tác động này tương tự như một số thủ thuật dùng lực tác động mạnh trong xoa bóp như day miết, nắm bóp, đấm chặt, bấm ấn… do đó cơ chế tác dụng giống như thực hiện các thủ thuật xoa bóp này làm thư giãn cơ, giảm đau. Sự tác động của con lăn lên hệ thần kinh làm giảm đau có thể giải thích bằng các cơ chế sau:
a) Cơ chế cổng kiểm soát của Melzack: thuyết cổng kiểm soát (gate control theory) do Melzack và Wall (1965) đưa ra dựa trên sự dẫn truyền và cấu trúc giải phẫu của các sợi thần kinh ở mức tủy sống, thuyết này cho rằng:
Kích thích đau ở ngoại vi được truyền từ các thụ cảm thể nhận cảm đau vào tủy sống theo các sợi thần kinh hướng tâm có kích thước nhỏ (sợi Aδ và C) qua neurone thứ nhất ở hạch gai rồi vào sừng sau tủy sống và tiếp xúc với neurone thứ hai gọi là tế bào T (transmission cell – tế bào dẫn truyền). Từ tế bào T tín hiệu sẽ truyền lên não cho ta có cảm nhận đau. Còn các sợi thần kinh kích thước lớn hơn (sợi Aα và Aβ) chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể (xúc giác, áp lực, …).
Theo Melzack và Wall, trong tủy sống có một lớp tế bào liên hợp đóng vai trò “người gác cổng”. Các xung động từ các sợi nhỏ (Aδ và C) cho một nhánh gây ức chế neurone liên hợp làm “cổng mở” nên các xung động này tiếp tục được truyền đến tế bào T và đi lên trên cho ta cảm nhận đau. Còn các xung động truyền từ các sợi to (sợi Aα và Aβ) cũng cho một nhánh tiếp xúc với neurone liên hợp nhưng lại gây hưng phấn neurone này. Khi neurone liên hợp hưng phấn nó sẽ ức chế dẫn truyền trước sinap từ sợi nhỏ đến tế bào T (đóng cổng), do đó xung động đau bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T làm mất hoặc giảm cảm giác đau.
Khi thực hiện bài tập với con lăn DOCTOR100, những kích thích từ các thụ cảm thể bản thể ở da, cơ, gân, dây chằng được truyền vào theo sợi to (sợi Aα và Aβ) sẽ ức chế cảm giác đau truyền theo sợi nhỏ (Aδ và C) theo thuyết này, từ đó có tác dụng giảm đau.
b) Thuyết giảm đau nội sinh: Khi có kích thích từ ngoại vi truyền về, hệ thống thần kinh trung ương sẽ tiết ra các chất enkephalin có tác dụng làm giảm đau giống như morphine, gọi là các endorphine (endo = endogenous – nội sinh, orphin = morphine, tức là morphine nội sinh). Các endorphine gắn vào các receptor morphinic cũng gây giảm đau và sảng khoái, nhưng tác dụng này hết nhanh do các endorphine nhanh chóng bị hóa giáng nên không gây nghiện. Các trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái, sung sướng, hạnh phúc, lạc quan… có tác dụng kích thích giải phóng endorphine rất mạnh, tạo cho cơ thể cảm giác khoái cảm lâng lâng. Một số bài tập thể dục, xoa bóp, các tác nhân kích thích điện, sự tác động của con lăn DOCTOR100 cũng có tác dụng kích thích giải phóng endorphine gây giảm đau.
c) Tác dụng giãn cơ: Trong các bệnh lý đau nói chung, đau làm cho các cơ bị co thắt tăng trương lực do vòng phản xạ ở mức tủy sống. Sau đó bản thân các cơ phản xạ co này lại là nguyên nhân làm cho đau tăng thêm. Đây chính là một vòng xoắn bệnh lý. Khi thực hiện bài tập với con lăn DOCTOR100, sự kích thích trực tiếp lên các cơ đang co thắt làm cho các cơ này dần dần giảm trương lực và giãn ra, giúp ta cắt đứt vòng xoắn bệnh lý làm thư giãn cơ và giảm đau.
d) Tác dụng của vận động cột sống: Khi thực hiện các bài tập với con lăn DOCTOR100, bản thân cột sống sẽ được vận động với các động tác gập-duỗi, nghiêng bên, xoay tương tự như khi thực hiện bài tập cột sống của McKenzie (2006). Sự vận động này làm tăng tiết dịch khớp trong các khớp liên đốt, tăng tính linh hoạt của các khớp liên đốt, tăng cường bơm máu nuôi dưỡng cơ, xương, khớp.
e) Tác dụng do tác động cột sống: Khi thực hiện bài tập con lăn đối với cột sống, con lăn và các núm gai sẽ tác động trực tiếp lên các mỏm gai đốt sống, đẩy các đốt sống ra trước tương tự như sự tác động trong thủ thuật tác động cột sống, làm tăng khoảng cách các đốt sống, giảm áp lực nội đĩa đệm, giảm phóng chèn ép thần kinh.
f) Tác dụng do nhiệt: với con lăn nhiệt, tác dụng giảm đau còn do nhiệt mang lại do làm xung huyết, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, tăng đào thải chất trung gian hóa học gây đau.
Bác sĩ Nguyễn Ngang tập luyện con lăn DOCTOR100 tại nhà
Chỉ định tập đối với con lăn DOCTOR100.
Con lăn DOCTOR100 có thể được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân đau cột sống cổ và cột sống lưng (gồm cả đau thần kinh hông to) do nguyên nhân thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
(*) Nguyên Đại tá, Giảng viên Học viện Quân y
Bác sĩ Mai Trung Dũng – Bệnh viện 354.
Theo dieutridau.
Để lại bình luận