Câu hỏi: Tôi bị đau rễ thần kinh C6 phải. Đau tê vùng đầu phải sát gáy, đau lan sang mang tai, vai, tay phải và dọc theo cột sống phải đến ngang lưng và ngực phải. Tôi được chẩn đoán đau đầu căn nguyên mạch có đúng không? Phương pháp điều trị nào là tốt nhất trong trường hợp này? (Đỗ Thúy An, Hải Dương)
Trả lời:
Các triệu chứng chị miêu tả còn thiếu ví dụ: đau theo cơn hay không, đau kéo dài bao lâu, tần suất xuất hiện đau, đau có theo nhịp mạch đập hay không,… Để kết luận là đau đầu căn nguyên mạch thì cần có việc khám xét cụ thể: Trong Tây y gồm có khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán phân biệt rồi mới đưa ra chẩn đoán xác định. Trong Đông y, phải khám lần lượt theo tứ chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết. Chị đã được các bác sĩ bên Tây y chẩn đoán, chúng tôi nghĩ kết quả không sai về bệnh danh. Tuy nhiên đứng ở góc độ Đông y, thì thậm chí căn nguyên mạch (có cả yếu tố bẩm sinh,..) cũng là hệ quả (triệu chứng, hiện tượng) của những nguyên nhân xa hơn, rộng hơn. Trong Đông y, khi con người mắc bệnh đều không xa rời các nguyên nhân tinh sai – khí thiếu – thần hư. Vì vậy để điều trị dứt điểm một chứng bệnh và làm cho cơ thể khỏe mạnh cần bám sát và điều chỉnh tinh – khí – thần. Học thuyết Đông y không chỉ xử trí bệnh tật tận gốc rễ (cách chữa bệnh tận gốc đích thực là làm cho mình khỏe mạnh) mà còn lưu tâm đến xử trí triệu chứng nhất thời (ví dụ như các chứng đau). Theo lý thuyết “thống tắc bất thông, thông tắc bất thống – đau là do không thông, thông thì sẽ hết đau”. (tham khảo thêm bài viết về đau đầu do căn nguyên mạch)
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bạn nên kết hợp với các bài tập luyện thư giãn như yoga, châm cứu, bấm huyệt hoặc tập con lăn DOCTOR100. Đây là những phương pháp điều trị đã được chứng minh là hiệu quả tốt và tận gốc với các chứng đau đầu.
Lương y Trần Hoài Văn